Banner EWS

Những điều cần biết khi đầu tư dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Xác định rõ khách hàng mục tiêu khi đầu tư dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Đây là 1 phần rất quan trọng, nó quyết định lớn đến sự thành bại của bạn. Hiện nay các khách hàng mục tiêu có thể chia ra như sau:

  1. Phân khúc giá rẻ: Đối tượng này là các khu dân cư thu nhập thấp, sinh viên, khu tập thể công nhân,..
  2. Phân khúc tầm trung: Đây là phân khúc gồm các doanh nghiệp, các cơ quan, trường học,.. Đây là đối tượng khách hàng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm
  3. Phân khúc cao cấp: Đây là phân khúc đòi hỏi sản phẩm phải có sự khác biệt lớn như các công ty nước ngoài, các cơ quan nhà nước,..

Đối với phân khúc giá rẻ, bạn có thể bán được số lượng lớn nhưng bù lại, vỏ thùng sẽ phải khấu hao rất nhanh, dẫn tới chi phí tăng cao.

so dao day chuyen san xuat nuoc dong binhSơ đồ dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Phân khúc tầm trung: Đây là phân khúc ổn định nhất, đồng thời vỏ bình có thời gian khấu hao lâu hơn, tuy nhiên không đơn giản để có thể kết nối để bán được vào các đối tượng này 1 cách đơn giản.

Xác định công suất của hệ thống lọc nước tinh khiết

Để xác định được công suất hệ thống, dựa trên phân tích trên về nhu cầu, từ đó bạn phải ước lượng được công suất của dây chuyền sản xuất tương ứng. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu tư ban đầu. Thông thường các mức công suất như sau:

Dây chuyền sản xuất 500l/h. Làm việc liên tục bạn có thể sản xuất ra 10m3 nước/ngày, tuy nhiên thực tế giờ làm việc 8h, bạn có thế sản xuất ra 4m3/ ngày, tương ứng với 200 bình/ngày, tổng công suất hàng tháng là 6.000 bình.

Bằng cách tính tương tự như vậy bạn có thể tính được công suất của 750l/h, 1000l/h,..với công suất sản xuất tương ứng.

Một lưu ý cho bạn: Công suất hệ thống có thể nâng cấp 1 cách dễ dàng và nhanh chóng, do đó không nhất thiết phải đầu tư 1 dây chuyền công suất quá lớn so với thực tế.

Xác định các chi phí đầu tư khác cho dây chuyền lọc nước tinh khiết.

Vỏ bình: Vỏ bình là 1 phàn rất quan trọng trong việc sản xuất nước đóng bình. Theo như cách làm hiện nay, đa số khách hàng đều được mượn vỏ bình sử dụng trong suốt quá trình sử dụng nước đóng bình của nhà sản xuất cung cấp, điều này dẫn tới việc tồn đọng lượng bình rất lớn trong khách hàng.

Bài toán đặt ra như sau: Nếu bạn để tồn ít vỏ bình tại khách hàng thì chi phí vận chuyển sẽ cao(phải vận chuyển thành nhiều chuyến hơn), nếu bạn muốn chi phí vận chuyển giảm thì phải tăng số lượng bình tồn đọng, chính vì thế bạn phải cân đối để có con số hợp lý nhất.

xuong san xuat nuoc dong binh
Xưởng sản xuất nước đóng bình

Bài toán tiếp theo là khấu hao vỏ bình: Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng như trên, thời gian khấu hao của vỏ bình nhanh hay chậm. Thông thường đối với khách hàng là sinh viên, công trường sản xuât, thời gian khấu hao vỏ bình rất ngắn, đồng thời thường xuyên có hiện tượng nhận vỏ bình không đúng của công ty đó cung cấp ra. Do vậy khi tập trung vào đối tượng này rủi ro rất cao, số lượng nhiều nhưng giá bán không thể cao được, dẫn tới mức lợi nhuận bị suy giảm.

Kết luận: Ngoài chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất, đóng gói, nhà xưởng, các chi phí tiêu hao cũng chiếm 1 phần rất lớn trong ngân sách đầu tư như vỏ bình, tem nhãn, … ngoài ra còn phải tính đến các chi phí vận chuyển, nhân công sản xuất,… Các ngân sách này chiếm đến 50% chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất. Vậy yếu tố cốt lõi là bạn cần có tập khách hàng mục tiêu rõ ràng trước khi triển khai đầu tư(chưa tính đến chi phí bán hàng, marketing).

tu van giai phap

Call Now Button