Banner EWS

Tác dụng của hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa

Cấu tạo hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa

Hệ thống lọc nước giếng khoan hay bộ lọc nước giếng khoan Bách Khoa là sản phẩm rất quen thuộc trên thị trường trong nhiều năm qua. Đây là 1 hệ thống xử lý nước giếng khoan quy mô nhỏ dành cho gia đình, công suất tối đa 500l/h(tùy thuộc vào hàm lượng sắt trong nước).

Đối với các loại nước giếng khoan thường có màu, mùi tanh rất đặc trưng. Đối với giếng nông hoặc ở nơi bị nhiễm các chất độc như asen, chì, thuốc bảo vệ thực vật, độc khí…. loại nước này có màu vàng và đục. Điều này ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, và có khả năng gây bệnh cao.

Máy lọc nước giếng khoan Bách Khoa có công dụng nâng pH, khử phèn, sắt , khử mangan, kim loại nặng, khử mùi, độc tốt, các chất ô nhiễm, làm trong nước.

Máy lọc nước giếng khoan Bách Khoa có công dụng nâng pH, khử phèn, khử sắt, khử mangan, khử kim loại nặng, khử mùi, khử độc tố, các chất ô nhiễm, làm trong nước.

Ở sâu dưới đất nên nước giếng khoan thường có nhiều muối vô cơ nhất:

  • Sắt (Fe 2+).
  • Mangan (Mn2+).
  • Canxi (Ca2+)
  • Magie (Mg2+), …

Dựa trên nguyên lý cơ bản của 1 hệ thống xử lý nước giếng khoan chung, hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa cũng đáp ứng được các bước cơ bản trong xử lý nước, cấu tạo chi tiết như sau:

Bộ lọc nước bao gồm:
– 01 bộ vỏ Inox D = 500, H = 1,0m.
– 01 Bộ ống van, tê, cút….
– 10 Kg Hạt xúc tác Aluwat.
– 05 Kg Than Hoạt tính
– 05 Kg Cát Mangan.
– 02 Bao Cát Thạch Anh.
– 1,0 Kg Hạt lọc nổi Xifo (1 bao)

Quy trình làm việc của hệ thống như sau:

– Nước giếng khoan được bơm qua Ejector thu khí (hoặc tháp cao tải) vào thùng (bể) phản ứng oxi hoá trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo thành phần của nước nguồn. Hệ này còn gọi là hệ tiền xử lý qua giàn phun nước ôxy
– Nước sau khi đã được oxi hoá được dẫn bằng bơm áp lực (hoặc bằng trọng lực) tới bể lọc. Bể lọc có thể là bể lọc áp lực hoặc bể lọc trọng lực tuỳ theo quy mô và năng suất lọc của hệ thống. Vật liệu lọc thường sử dụng là cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, cát ODM … tuỳ theo chất lượng nước đầu vào và yêu cầu về chất lượng nước sau lọc để lựa chọn vật liệu lọc cho phù hợp. Đây là hệ thứ 2: Hệ lọc qua lớp vật liệu để loại bỏ các thành phần tạp chất(sắt) đã được chuyển từ sắt 2 sang sắt 3

he thong loc nuoc gieng khoan bach khoa
Hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa

Tác dụng thực tế hệ thống lọc Bách Khoa cho giếng khoan

Ưu điểm: Hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa là 1 hệ thống xử lý quy mô nhỏ được sản xuất phù hợp với gia đình, dễ dàng di chuyển, lắp đặt và nhanh nhờ được sản xuất sẵn các bộ lọc bằng thùng Inox

Nhược điểm: Hệ thống chưa đáp ứng đầy đủ quy trình xử lý nước giếng khoan theo đúng nghĩa, điều đó dẫn tới các vấn đề như sau:

Thức nhất: Xử lý không triệt để với các nguồn nước có hàm lượng sắt cao qua 5mg/l do không đáp ứng đầy đủ của hệ 1.

Thứ hai: Thường gây ra tắc và phải sục rửa thường xuyên rất bất tiện trong quá trình sử dụng.

Thứ ba: Công suất đáp ứng nhỏ: Thông thường với hệ như trên, công suất thực sự có thể đáp ứng là 100-200l/h, với tốc độ xử lý , chi phí thay thế vật liệu cao, khó vận hành(sục, rửa)

Hiện nay việc sử dụng nước giếng khoan trong dân không nhiều, tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi nguồn nước cần có 1 giải pháp xử lý tống thể mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu xử lý. Trong nước ngầm ngoài sắt, còn rất nhiều các thành phần mà các hệ thông thường khó xử lý như: Mn, Asen, Amoni, Nitrit, Nitrat, pH thấp,…đây là các thành.

Như vậy với hệ thống lọc nước giếng khoan Bách Khoa gia đình với thiết kế đơn giản, dễ vận hành, gọn gàng đã cung cấp nguồn bảo vệ nguồn nước cho gia đình.

tu van giai phap

Call Now Button