Banner EWS

Sử dụng nước ô nhiễm gây ra những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe

Thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt đô thị

Với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng đã khiến nguồn nước kể cả nước mặt cũng như nước ngầm tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, thành phố lớn đang ngày càng suy thoái về chất lượng. Riêng tại Hà Nội, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn nước ngầm tự nhiên bị nhiễm asen ở cả hai tầng Holocene và Pleistocene (nông và sâu), mức độ ô nhiễm, trong đó khu vực có tình trạng ô nhiễm nước nặng nhất là các đô thị ở khu vực phía Nam thành phố.

nước ô nhiễm
Ô nhiễm nước tại các thành phố lớn

Theo số liệu của một chương trình nghiên cứu gần đây, qua kiểm tra lấy mẫu nước sinh hoạt định kỳ tại 34 điểm tại các hộ gia đình xung quanh khu vực của 13 nhà máy nước chính và 4 trạm cấp nước đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy: Có 46% địa điểm lấy mẫu có hàm lượng asen trong nhiều năm liên tục vượt quá các tiêu chuẩn cho phép của tổ chức Y tế thế giới WHO cũng như tiêu chuẩn riêng của Bộ Y tế Việt Nam, nồng độ asen trung bình ở các điểm là 22ug/l.

Thống kê từ các cuộc nghiên cứu, hầu hết các hộ gia đình có có hàm lượng asen vượt mức đều nằm gần các nhà máy nước Nam Dư, Lương Yên, Yên phụ, Gia Lâm, Pháp Vân và Linh Đàm. Những biến động lớn về hàm lượng asen trong nước cũng được thống kê và ghi nhận,thời điểm nồng độ asen cao nhất rơi vào thời điểm trong các quý 2 và 4 trong năm và thấp nhất vào hai quý còn lại.

Không chỉ ô nhiễm nước ngầm, với các nguồn nước mặt như sông, hồ tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Cần Thơ…những nơi có các khu dân cư đông đúc và các khu công nghiệp lớn cũng đều bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nước càng trở nên trầm trọng khi mà phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp đều được xả thải trực tiếp ra các ao hồ, kênh rạch.

Sử dụng nước ô nhiễm và những hậu quả khôn lường tới sức khỏe

Hậu quả chung của tình trạng sử dụng nước ô nhiễm là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp cũng như mãn tính, hiểm nghèo như: tiêu chảy, ung thư ác tính, bệnh ngoài da…Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước cũng gây ra các tổn thất to lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy hải sản.

Rất nhiều các công trình nghiên cứu đề tài cấp nhà nước cũng như cấp bộ cũng chỉ ra rằng, khi sử dụng nước ô nhiễm đặc biệt là nhiễm asen để ăn uống, sẽ làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh ung thư trong đó thường gặp nhất là ung thư da; nước nhiễm natri gây các bệnh về huyết áp, tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hóa; nhiễm amoni, nitrat, nitrit gây ra các bệnh về da như xanh da, thiếu máu, đặc biệt nghiêm trọng có thể gây ra các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

nước ô nhiễm
Bệnh ngoài da khi sử dụng nước ô nhiễm

Sử dụng nguồn nước nhiễm các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… có thể gây ra ngộ độc, nôn mửa thậm chí nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm gan, sử dụng trong thời gian dài rất dễ dẫn đến ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Với các nguồn nước bị nhiễm độc chì sẽ ảnh hương nghiêm trọng cho sức khỏe con người đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây ra các chứng bệnh rối loạn hành vi, chậm phát triển trí não, thiếu máu, suy thận…

Với những hệ lụy khôn lường từ việc sử dụng nước ô nhiễm đối với sức khỏe, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nước, nâng cao ý thức sử dụng nguồn nước sạch bằng việc áp dụng các phương pháp lọc thô sơ cho đến những thiết bị máy móc lọc tiên tiến. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân bằng những giải pháp xử lý nước thông minh, hiệu quả.

tu van giai phap

Call Now Button