Banner EWS

TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG MUỐI LÀM MỀM NƯỚC CHO MÁY RỬA BÁT?

Máy rửa bát tự động đang là một sản phẩm được các chị em săn đón và tìm hiểu nhiều nhất hiện nay? Nhưng việc sử dụng máy rửa bát còn cần phải sử dụng muối làm mềm nước để máy được bền hơn và hoạt động tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu tại sao nên sử dụng muối làm mềm nước cho máy rửa bát nhé!

TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG MUỐI LÀM MỀM NƯỚC CHO MÁY RỬA BÁT?

Máy rửa bát có thể ví như như một cánh tay đắc lực cho chị em phụ nữ trong công việc nội trợ. Sử dụng máy rửa bát sau bữa ăn giúp bạn bạn hoàn toàn có thể được nghỉ ngơi, thư giãn nếu như có thiết bị này. Nhưng việc sử dụng máy rửa bát như thế nào cho chuẩn và đặc biệt là hóa chất tẩy rửa dành cho máy rửa bát vừa để giữ độ bền cho máy, vừa để đồ dùng được rửa sạch hoàn toàn. Và một vấn đề nhiều chị em thường thắc mắc và quan tâm đó chính là việc làm mềm nước cho máy rửa bát có thực sự cần thiết không và làm mềm nước bằng chất gì?

Để máy hoạt động tốt bạn cần phải sử dụng đầy đủ các hóa chất như: nước làm bóng, viên hoặc bột tẩy rửa và nguyên liệu làm mềm nước đó chính là muối làm mềm nước. Chúng tôi chỉ ra các lý do vì sao bạn phải sử dụng muối để làm mềm nước

Muối làm mềm nước cho máy rửa bát tại sao lại quan trọng?

Sử dụng chất làm mềm nước cho máy rửa bát có thực sự cần thiết hay không?

ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC LÀ GÌ?

Nước có độ cứng đó là do các khoáng chất hòa tan trong nước mà hầu hết là do các muối có chứa ion Ca++ và Mg ++  và chúng được chia ra làm hai loại.

  • Độ cứng tạm thời người ta còn gọi là độ cứng carbonat được tạo bới Ca+, Mg+, carbonat và bicarbonate và chúng hầu như không bị hòa tan trong nước. Độ cứng tạm thời của nước cũng sẽ bị thay đổi thường xuyên do sự tác động của nhiều yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa… hoặc chúng ta có thể làm giảm chúng bằng nhiều phương pháp khác nhau.
  • Độ cứng vĩnh viễn cũng tạo bởi Ca+ và Mg+ nhưng chủ yếu là sulphat, clorua…. Nếu muốn thay đổi độ cứng thì phải dùng các phương pháp có chi phí lớn.

Nhưng thực chất chúng ta chỉ cần phải quan tâm đến độ cứng tạm thời vì chúng có ảnh hưởng nhiều hơn và là độ cứng vĩnh viễn. Người ta đo độ cứng của nước bằng ba đơn vị: dH, Mg đương lượng/lít và ppm và chúng ta thường quy về muối CaCo3.

1 mgdl/lit = 50 mg/lit = 50 ppm

1 dH = 17,8 mg/lit = 17,8 ppm

Độ cứng trên 100 ppm được coi là nước cứng và dưới mức100ppm được gọi là nước mềm.

TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG ĐỐI VỚI MÁY RỬA BÁT

Nước có độ cứng tạm thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, vì thành phần của nó là muối bicarbonate Ca Ca(HCO3)2 và Mg Mg(HCO3)2 chúng có thể hòa tan hoàn toàn nhưng không có tính ổn định và không bền. Chúng có thể dễ dàng bị phân hủy thành CaCo3, MgCo3 trở thành một loại muối kết tủa.

Nước cứng tạm thời là nguyên nhân gây ra sỏi thận, 1 trong các nguyên nhân gây nên tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch nếu sử dụng nguồn nước có độ cứng quá cao. Cho nên, trong máy rửa bát nếu nước không được làm mềm sẽ có các cặn trong máy gây ra tắc các hệ thống đường ống, vòi phun nước của máy. Tiến hành đo nước máy ở Hà Nội đo được độ cứng tạm thời của nước là 150 -320 ppm tức khoảng 5-6,4 mgdl/l hay 14 – 18 dH.

Chính vì vậy, tất cả các máy rửa bát cao cấp đều có chế độ đèn cảnh báo khi muối hết cần phải bổ sung thêm để không ảnh hưởng đến các thiết bị trong máy. Lưu ý bạn không được bỏ bột hay viên rửa bát vào khoang đựng muối để tránh không làm hỏng hệ thống khử độ cứng của nước.

Chính vì thế, khi mua máy rửa bát bạn cần phải để ý mua các hóa chất tẩy rửa cũng như xem lượng muối đã có trong máy chưa. Nếu chưa có bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật đổ muối cho máy mỗi lần đổ có thể dùng khoảng 10 tháng mới cần bổ sung.

Call Now Button